Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hùng, cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với những thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng, an ninh con người và các hình thái chiến tranh kiểu mới.
Một số quốc gia tận dụng ưu thế về kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ gây sức ép về chính trị, kinh tế và ngoại giao; gia tăng các hoạt động thu thập, đánh cắp, giả mạo, sửa đổi thông tin... nhằm xâm phạm chủ quyền lợi ích của quốc gia khác. “Nhiệm vụ đặt ra là phải sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm bảo mật và an toàn thông tin trên không gian mạng”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hùng nhấn mạnh.
Hai nguyên tắc đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số
Trao đổi tại tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) một lần nữa khẳng định quan điểm về an toàn thông tin trong chuyển đổi số đã được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đó là: “Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về CNTT đều có cấu hình bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế”.
![]() |
Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc tham luận về an toàn thông tin trong chuyển đổi số. |
Tiến sĩ Nguyễn Thành Phúc cũng thông tin tới các đại biểu về một số mục tiêu chiến lược của Việt Nam về an toàn thông tin từ nay đến năm 2030. Mục tiêu lớn nhất là duy trì thứ hạng cao của Việt Nam tại báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI do Liên minh Viễn thông quốc tế đánh giá.
Thời gian qua, Việt Nam đã liên tục tăng hạng về chỉ số GCI, từ vị trí 100 thế giới vào năm 2017 lên xếp thứ 50 năm 2019 và tiếp tục tăng 25 bậc để vươn lên vị trí thứ 25 thế giới vào năm 2021. “Đây là những tiến bộ vượt bậc, đồng thời là thách thức rất lớn để chúng tôi duy trì vị trí cao của Việt Nam thời gian tới, với thứ hạng từ 25 - 30 thế giới. Nếu duy trì được thứ hạng cao, chúng ta sẽ đảm bảo được niềm tin của các nhà đầu tư với môi trường số của Việt Nam”, ông Nguyễn Thành Phúc cho hay.
Phản ánh thực trạng chủ yếu chỉ các cơ quan nhà nước đang có đơn vị bảo vệ chuyên nghiệp tham gia, đại diện Cục An toàn thông tin nêu rõ một trong những mục tiêu chiến lược là mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tối thiểu 1 đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ an toàn thông tin; hình thành lực lượng bảo vệ an toàn thông tin mạng tại các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Với người dân, các mục tiêu đặt ra cho giai đoạn đến năm 2030 là 90% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn thông tin mạng; mỗi người dân có “hiệp sĩ” bảo vệ an toàn thông tin.
Phân tích về các mục tiêu trên, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, năm 2020 được coi là năm khởi đầu về chuyển đổi số quốc gia, năm 2021 là năm tổng diễn tập chuyển đổi số và năm 2022 được xác định là năm tổng tiến công về chuyển đổi số. Tuy nhiên, nếu như người sử dụng Internet không có kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin, không tin tưởng vào môi trường mạng thì Việt Nam không thể chuyển đổi số thành công.
Bộ TT&TT đang triển khai chương trình phổ cập giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho từng người dân. Tới đây trên smartphone, iPad, máy tính cá nhân... của mỗi người sẽ được trang bị phần mềm bảo vệ an toàn thông tin với chi phí thấp, dự kiến giai đoạn đầu sẽ miễn phí sử dụng các tính năng cơ bản và sẽ trả mức phí rất thấp với những tính năng nâng cao. “Việc này giúp cho người dân yên tâm khi giao dịch trên môi trường số”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét.
Bảy giải pháp chính đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số. |
Với đề nghị các tổ chức, cá nhân phối hợp cùng Bộ TT&TT triển khai chiến lược về an toàn thông tin giai đoạn 2022 - 2030 và thực hiện đầy đủ 7 giải pháp an toàn thông tin, đại diện Cục An toàn thông tin mong muốn các đại biểu sẽ phổ biến tại cơ quan, đơn vị mình về 2 nguyên tấc an toàn thông tin trong chuyển đổi số, bao gồm: Chưa đảm bảo an toàn thông tin thì chưa đưa vào sử dụng; hệ thống thông tin thử nghiệm có dữ liệu thật cần được bảo đảm an toàn thông tin như hệ thống thông tin chính thức.
Trong khuôn khổ hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng mật mã và an toàn thông tin” năm 2022 diễn ra ngày 28/4, bên cạnh 5 báo cáo mời, còn có 2 phiên thảo luận về 2 chủ đề Mật mã và An toàn thông tin với sự chủ trì của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Những nhóm nội dung chính được các chuyên gia tập trung thảo luận tại hội thảo gồm có: Mật mã hiện đại; An toàn thông tin trong chuyển đổi số; An toàn mạng, an toàn ứng dụng; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuối khối; Bảo mật thông tin cho Chính phủ điện tử. " alt=""/>Ứng dụng mật mã và an toàn thông tin trong phát triển Chính phủ số, chuyển đổi sốHội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022” là diễn đàn cho các học giả trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi và trình bày các công trình khoa học và kết quả nghiên cứu mới của bản thân về những lĩnh vực liên quan; tạo cơ hội tăng cường, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học giữa Học viện Kỹ thuật mật mã với các trường đại học trong khu vực và quốc tế.
Các diễn giả tại hội thảo là những chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam, họ sẽ trình bày những nghiên cứu mới nhất giúp định hướng và tìm kiếm ý tưởng cho cộng đồng nghiên cứu tại Học viện nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cụ thể, các diễn giả chính gồm có: Tiến sĩ Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, với tham luận “An toàn thông tin cho chuyển đổi số”; Giáo sư Phan Dương Hiệu, Trưởng nhóm An ninh mạng - Mật mã tại Viễn thông Paris thuộc trường Bách khoa Paris, trình bày báo cáo “Hướng tới mật mã phi tập trung”; Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, mang đến báo cáo “Xây dựng khung kiến trúc tham chiếu bảo mật thông tin cho chính phủ điện tử Việt Nam”; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện trưởng Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia TP.HCM với tham luận về “An toàn thông tin và Trí tuệ nhân tạo”; Tiến sĩ Nguyễn Khoa, Giảng viên Cao cấp Khoa Máy tính và Công nghệ Thông tin - Đại học Wollongong (Úc), trình bày báo cáo “Tổng quan về mật mã hậu lượng tử”.
Theo kế hoạch, trong ngày 28/4, bên cạnh 5 báo cáo mời, hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022” còn có 2 phiên thảo luận song song về 2 chủ đề mật mã và an toàn thông tin với sự chủ trì của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các diễn giả khách mời từ nước ngoài.
Vân Anh
Trong 2 tháng đầu năm nay, đã có 2.643 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Như vậy, trung bình mỗi ngày các hệ thống thông tin trong nước phải hứng chịu 44,7 sự cố tấn công mạng.
" alt=""/>Hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin' diễn ra ngày 28/4Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học
Huỷ quyết định kỷ luật 8 học sinh lớp 10 nói xấu thầy cô trong nhóm kín
Trong vài ngày tới, để ổn định tình hình, nhà trường sẽ họp Hội đồng kỷ luật nhằm đánh giá lại mức độ sai phạm của các em học sinh để đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp nhất.
![]() |
Trường THPT Nguyễn Trãi |
Với câu hỏi "Dư luận cho rằng, việc nhà trường kỷ luật các em học sinh như vậy là quá nặng, không có tính giáo dục?", thầy Tiến cho rằng, việc xử lý kỷ luật 8 em là căn cứ theo Thông tư 08/TT ngày 21/3/1988 về hướng dẫn khen trường và kỷ luật học sinh.
“Nhóm học sinh bị đuổi học trao đổi với nhau có nội dung tục tĩu, xúc phạm giáo viên, dọa đốt trường, đốt sổ đầu bài, ném mắm tôm vào nhà cô chủ nhiệm…”, thầy Bùi Nguyễn Tiến, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) cho biết.
Nhà trường có hơn 1.100 học sinh, nhiều em biết về việc này thông qua mạng xã hội.
Sở dĩ nhiều học sinh trong trường biết được nội dung này bởi các em không chỉ trao đổi trên nhóm kín mà trao đổi trên cả group với 48 học sinh cùng lớp. Nhà trường cho rằng tin nhắn này "đã công khai cho rất nhiều thành viên".
Nhiều người cho rằng cô giáo chủ nhiệm tự ý xem tin nhắn điện thoại của học sinh là vi phạm quyền riêng tư. Vấn đề này thầy Tiến cho biết, khi cô giáo phát hiện một em học sinh sử dụng điện thoại trong lớp thì xuống thu, niêm phong, lập biên bản. Cô giáo chủ nhiệm sau khi thu điện thoại, có học sinh và thầy giám thị đã làm chứng việc giáo viên chủ nhiệm đọc tin nhắn chứ không phải xem trộm.
![]() |
Quyết định thu hồi các quyết định kỷ luật 8 em học sinh |
Theo thầy Tiến, trước khi bị kỷ luật, nhà trường cũng đã họp lớp xét một lần. Tuy nhiên các em tỏ ra bất cần, khi các thầy cô có ý kiến thì vẫn vi phạm nên nhà trường buộc phải họp hội đồng và ra quyết định trên. Đồng thời, bàn giao cho cha mẹ học sinh quản lý đối với những em bị đuổi học một năm.
Theo thầy Tiến, sau khi thu hồi các quyết định kỷ luật, nhà trường đã mời phụ huynh đến trường. Phụ huynh cũng thừa nhận con mình quá hư, đồng thời thông báo với gia đình cho các em trở lại đi học bình thường.
Nhận định sau khi sự việc xảy ra, thầy Tiến bày tỏ sự tiếc nuối với các quyết định của nhà trường và xem đây là bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh, đồng thời sẽ họp ban giám hiệu nhà trường rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Trong hơn chục năm trở lại đây, và cả trước đó họ chưa từng ghi nhận trường hợp sinh viên nào bị đuổi học vì hành vi mại dâm.
" alt=""/>Học sinh bị đuổi học ở Thanh Hoá: 'Các em có thái độ bất cần'